Đội ngũ nghiên cứu

Hướng nghiên cứu (nền tảng khoa học) và mảng nghiên cứu hiện hành (ứng dụng)

Khi đặt ra vấn đề cần giải quyết từ các đặt hàng nghiên cứu (đề tài, chương trình, …) hay các yêu cầu kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật mà doanh nghiệp yêu cầu, ta thường dựa vào các điểm sau:

   - Mối quan tâm nghiên cứu của cá nhân và đồng nghiệp trong nhóm hợp tác với mình. Điều này liên quan đến “background” của từng cá nhân: cơ sở khoa học chuyên ngành, khả năng mô hình hóa, khả năng tự dẫn dắt và setup các thực nghiệm, phát triển các công cụ tính số - mô phỏng, ...

   - Các ứng dụng hiện tại dưới dạng các sản phẩm kỹ thuật, các hình thái khác nhau của kết quả khoa học đạt được, … thường thấy trong từng giai đoạn ngắn. Cách thức đưa sản phẩm/kết quả cụ thể này đến cộng đồng khoa học/doanh nghiệp.

Khoa Kỹ thuật Giao thông với tên gọi chưa thể hiện rõ hướng ngành nhưng chứa đến 3 ngành kỹ thuật phương tiện xương sống mà quốc gia phát triển nào cũng đặt vào nhóm đầu cần phát triển. Đó cũng là một lợi thế cho Khoa do các ngành này tích hợp nhiều chuyên môn kỹ thuật đa ngành, liên ngành, …với đủ loại hình hoạt động KH&CN và vì vậy đương nhiên là cơ hội phát triển trong lãnh vưc mà chúng to quan tâm.

MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHỔ BIẾN TẠI KHOA HIỆN TẠI

    - Mô hình hóa, phương pháp tính và mô phỏng số, tối ưu hóa thiết kế phương tiện

    - Động lực học thủy khí, kết cấu

    - Giám sát và kiểm soát dao động và tiếng ồn theo chuẩn công nghiệp

    - Va chạm tốc độ cao và an toàn phương tiện

    - Thiết kế phương tiện tính năng cao và chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm

    - Thiết kế, mô phỏng, điều khiển & chế tạo phương tiện không người lái (Unmanned Aerial Vehicles, USV, xe tự lái…) ứng dụng trong nông nghiệp, giao hàng, giám sát…

    - Composite ứng dụng: cơ tính, prototyping, thực nghiệm vật liệu

    - Thiết kế và thực nghiệm máy thủy khí, turbine gió

    - Băng thử động lực, hầm gió, bể thử tuần hoàn phục vụ thực nghiệm chuyên ngành

    - Hệ thống đo lường, hệ thống định vị, dẫn đường, điều khiển

    - Năng lượng thay thế và năng lượng tái tạo, phương tiện hybrid và ứng dụng năng lượng mới

CÁC DỰ ÁN / SẢM PHẨM NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU

    • Tàu đệm khí 3 chỗ BAKVEE

    • Máy cân bằng động chi tiết quay HnB75B

    • Máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, kéo dây mồi thi công đường dây tải điện

Để tìm hiểu thêm về các Công trình Nghiên cứu, công bố khoa học của Khoa, vui lòng truy cập tại đây.

ĐỘI NGŨ NGHIÊN CỨU

PGS.TS. Lê Đình Tuân

- TS ngành Cơ học, Đại học Liège, Bỉ

- Hướng nghiên cứu: Mô hình hóa, phân tích, phát triển giải thuật, và mô phỏng, thử nghiệm cho các bài toán kỹ thuật với một số ứng dụng hiện tại: (1) Dao động và tiếng ồn (2) Tàu đệm khí (3) Thử nghiệm và thử theo chuẩn cho công nghiệp (4) Cân bằng động rotor

- Các giải thưởng khoa học đã nhận: Giải thưởng Tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo - năm 2013

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 8 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

PGS.TS Lê Tất Hiển

- TS ngành Kỹ thuật Tàu thủy, Đại học QG Pukyong, Hàn Quốc

- Hướng nghiên cứu: Mô hình hóa theo hướng hợp nhất tính toán mô phỏng số; Thiết kế phương tiện thủy dựa trên cơ sở tối ưu tiến hóa

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 3 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

PGS.TS Ngô Khánh Hiếu

- TS ngành Kỹ thuật Hàng không, ENSMA, ĐH Poitiers, Pháp

Hướng nghiên cứu: Máy phát điện gió trục ngang cho Việt Nam; Bơm/quạt hướng trục/ly tâm trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy hải sản; Thiết bị đẩy sử dụng chong chóng khí/chân vịt tàu thủy; Đặc tính thủy động lực học của các thiết bị thủy.

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 7 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

PGS.TS Lý Hùng Anh

- TS ngành Kỹ thuật Cơ khí và Điều khiển, Viện Công nghệ Tokyo, Nhật

Hướng nghiên cứu: Phá hủy kết cấu - an toàn va chạm:

    a) Va chạm kết cấu thành mỏng, phương tiện

    b) Đánh giá thương tật người trong tai nạn xe máy, ô-tô

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 4 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

PGS.TS Vũ Ngọc Ánh

- TS ngành Kỹ thuật Hàng không, Đại học Konkuk, Hàn Quốc

- Hướng nghiên cứu:

     a) Drone cho nông nghiệp

     b) AUV cho giám sát, lập bản đồ…

     c) Máy bay cá nhân (PAV)

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 8 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

 

TS Trần Đăng Long

- TS ngành Nhiên liệu hydro và Oxide rắn, Đại học Kyushu, Nhật Bản

- Hướng nghiên cứu: Điều khiển động cơ, Xe điện, Fuel cell

- Chuyên môn: Kỹ thuật năng lượng

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 6 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

TS Trần Hải

- TS Kỹ thuật Cơ khí & Điều khiển, Viện Công nghệ Tokyo, Nhật Bản

- Hướng nghiên cứu: Sức bền vật liệu, mô hình hóa và mô phỏng số

- Lãnh vực nghiên cứu: Phân tích và thiết kế kết cấu chịu tái trọng va đập, phân tích ngược trong mô phỏng lực va chạm

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 3 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

TS Trần Hữu Nhân

- TS Kỹ thuật Cơ khí, Trường Đại học kỹ thuật Toyohashi, Nhật Bản

- Hướng nghiên cứu: Dao động ô tô, Động lực học ô tô, Thiết kế xe chuyên dùng

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 3 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

TS Hồng Đức Thông

- TS Kỹ thuật Cơ khí Động lực, Chương trình liên kết giữa Viện Công nghệ Bandung, Indonesia và Đại học Hokkaido, Nhật Bản

- Hướng nghiên cứu: Quá trình cháy và động cơ đốt trong;  Nhiên liệu mới và nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu thay thế, thu hồi năng lượng, và sử dụng hiệu quả năng lượng; Tối ưu hóa kết cấu, hiệu suất, tính năng, và công năng các loại động cơ đốt trong và phương tiện giao thông

- Chuyên môn: Kỹ thuật giao thông

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 3 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

TS Nguyễn Song Thanh Thảo

- TS Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học ENSMA, Pháp

- Hướng nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng số dự đoán ứng xử cơ học vật liệu composite nền nhựa và ứng dụng; Tính toán thiết kế kết cấu các thiết bị bay không người lái ứng dụng giám sát, truyền dữ liệu, cứu nạn và phun thuốc

- Chuyên môn: Kỹ thuật và công nghệ hàng không, vũ trụ; Cơ học vật liệu

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 3 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

   

 

ThS Nguyễn Vương Chí

- ThS Kỹ thuật Cơ khí động lực, Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG Tp.HCM

- Hướng nghiên cứu: Thiết kế thiết bị động lực tàu thủy

- Chuyên môn: Kỹ thuật tàu thủy, cơ khí động lực

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: Mức 3 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác

 

 

 

 

 

TS. Đặng Lê Quang

- Tiến sĩ ngành kỹ thuật và khoa học năng lượng và hạt nhân,Politecnico di Milano, Ý

- Hướng nghiên cứu: tính toán động lực học lưu chất, mô phỏng, kỹ thuật năng lượng.

- Chuyên môn: kỹ thuật năng lượng

- Mức độ sẵn sàng chuyển giao công nghệ: mức 8 (technology-readiness-levels)

Thông tin khác