Đề tài NC từ DN

Nghiên cứu cho công nghiệp là cách mà đại học và doanh nghiệp đồng hành tốt nhất. Một mặt tri thức khoa học, bí quyết công nghệ được đưa vào sản xuất sẽ làm tăng giá trị sản phẩm..., mặt khác lại giúp cho đại học có được một kênh đào tạo thực tiễn và sự trải nghiệm sinh động về cho đội ngũ giảng viên cũng như nghề nghiệp tương lai của sinh viên.

Hoạt động này cũng mang lại phần lớn các đăng ký sáng chế do bản chất tự nhiên của loại hình nghiên cứu. Nó thường được đầu tư kinh phí cao nhất và thường đạt từ 2/3 nguồn quỹ chung cho hầu hết các dự án nghiên cứu công nghiệp. Đây cũng là khu vực cần nhiều nghiên cứu viên giỏi, làm việc toàn thời gian nhất do mức độ đáp ứng công nghiệp về cường độ làm việc và thời hạn. Tất nhiên các nghiên cứu thường thiên về hướng ứng dụng thực tiễn. Người làm nghiên cứu được hưởng thù lao rất cao chưa kể phần thưởng tinh thần khi mà sản phẩm nghiên cứu góp phần làm tăng giá trị sản phẩm cho công nghiệp. Vì thế hướng nghiên cứu này sẽ có triển vọng phát triển dài hạn và tạo nhiều cơ hội thăng tiến thú vị.

 

DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN

Thiết bị bay không người lái thực hiện kéo dây mồi cho ngành điện

ü Tăng năng suất thi công kéo dây gấp 20 - 50 lần, vì thế giúp giảm chi phí thi công

ü Tiết kiệm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, vì thế nhanh chóng hoàn tất dự án

ü Thực hiện kéo dây qua địa hình đồi núi vô cùng hiểm trở, vì thế là giải pháp tối ưu và độc đáo

ü Dễ triển khai và vận hành ổn định do sự đào tạo sử dụng thiết bị công nghệ, bảo trì vận hành chuyên nghiệp

Contact: PGS.TS Vũ Ngọc Ánh <vungocanh@hcmut.edu.vn>

Kiểm soát giới hạn tiếng ồn trong khu vực sản xuất, phương tiện công cộng

Vấn đề quan tâm

Khác với âm thanh phát ra từ các thiết bị như loa, tiếng ồn do hoạt động sinh hoạt hàng ngày như xe cộ đi lại, đàm thoại…tiếng ồn phát ra từ máy móc đang hoạt động từ động cơ, máy phát điện bên trong phương tiện, hay từ dây chuyền sản xuất trong nhà xưởng... có cường độ và ảnh hưởng mạnh hơn nhiều và cần phải xử lý vấn đề ô nhiễm tiếng ồn. 

Trên hết, cần áp dụng các tiêu chuẩn kiểm soát các dữ liệu tiếng ồn đo đạc được và phải đảm bảo các thiết kế, các giải pháp chống ồn, giảm ồn hiệu quả nhằm bảo vệ cho người vận hành hay dân cư khu vực lân cận.  

Thuật ngữ, đơn vị đo, thang đo tiếng ồn, phương pháp tính, các tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn, thiết bị và cách thức đo đạc hay các giải pháp xử lý tiếng ồn đều được xem xét và là đối tượng cần quan tâm.

Các giải pháp nhằm kiểm soát tiếng ồn bằng đo đạc bằng máy đo âm chuẩn, đánh giá theo các tiêu chuẩn torng và ngoài nước cần theo các quy trình chuẩn.  

Hạn chế để nhân viên phơi nhiễm với tiếng ồn

Lấy dụ, nếu bạn đang ở trong một khu vực có ảnh hưởng tiếng ồn nhưng vẫn trò chuyện bình thường được thì có thể mức độ tiếng ồn sẽ vào khoảng 80 dB(A). Nếu người làm việc trong môi trường này trong 6 giờ trở lên thì bạn có thể cần phải thực hiện đánh giá rủi ro tiếng ồn chính thức. Nếu bạn cần phải “hét” vào người nghe ở khoảng cách chỉ 2 m và mức độ tiếng ồn này xảy ra trong 2 giờ trở lên mỗi ngày, bạn cũng cần phải thực hiện đánh giá rủi ro tiếng ồn chính thức.

   Khu vực luôn < 75dB(A)

Chỉ đánh giá rủi ro đơn giản – không cần (hành động) khắc phục

   Các khu vực từ 75 đến 85 dB(A) cho       một tỉ lệ thời gian

Khảo sát ban đầu sử dụng máy đo mức âm 

    Các khu vực có mức độ phơi nhiễm        tiếng ồn 8 giờ từ 80 dB(A) trở lên

Cần một khảo sát đầy đủ với việc xác định rõ ràng các mức độ và hành động tương ứng; lý tưởng nhất là với các nguồn tiếng ồn được liệt kê và ước tính phơi nhiễm tiếng ồn cá nhân cho tất cả các công nhân có thể có nguy cơ bị mất thính lực do tiếng ồn.

Kiểm soát tiếng ồn                                                      

Có nhiều tiếp cận cho vấn đề kiểm soát tiếng ồn đối với các không gian trên phương tiện, hệ thống sản xuất:

- Bố trí khu vực có độ ồn thấp nhất cho người vận hành kết hợp với các giải pháp cách âm;

- Giảm tiếng ồn từ nguồn do máy móc phát ra nhờ sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn có mức phát ồn thấp;

- Xử lý các nguồn gây ra tiếng ồn từ máy móc;

- Tạo các vách ngăn dùng vật liệu tiêu âm hay bố trí lại không gian lắp đặt thiết bị.

Giảm tiếng ồn do máy móc gây ra là vấn đề khó. Chỉ cần tăng gấp đôi khoảng cách từ nguồn gây ồn có thể làm giảm mức ồn 6 dB hay một hàng cây chắn giữa có khi cũng giúp giảm 4 dB. Nhìn chung, mức ồn có thể tiêu giảm nhờ dùng vách tường và vật liệu cách âm cho các phòng điều khiển hay các phòng chức năng lắp đặt gần khu vực máy hoạt động. Nếu làm tốt có thể giảm 40 dB.

Vách ngăn ồn, vách kín khí, cách ly dao động kết cấu, tường xây dựng cách âm, sử dụng vật liệu xốp rỗng...có thể cho kết quả tốt trong đa số trường hợp. 

                

Thiết bị đo tiếng ồn

Đo mức áp suất âm thanh được thực hiện bằng cách sử dụng máy đo mức âm chính xác cấp tùy thuộc vào yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng. Máy đo âm phải đạt chuẩn theo lớp 1 của tiêu chuẩn IEC 61672-1(2002-05), hoặc theo một tiêu chuẩn tương đương được chấp nhận. Khi được sử dụng một mình, hoặc kết hợp với một máy đo mức âm, nếu thích hợp, một bộ lọc quãng tám phải tuân thủ IEC 61260 (1995) hoặc một tiêu chuẩn tương đương được chấp nhận. Máy hiệu chuẩn âm (ca-líp âm) phải tuân thủ tiêu chuẩn IEC 60942 (2003-01) và sẽ thường được nhà sản xuất cung cấp dưới dạng một chứng chỉ hiệu chuẩn (calibaration certificate). Đầu microphone được bọc chắn gió để tránh ảnh hưởng của môi trường (gió, mưa, bụi rắn...).

Giới hạn phơi âm

Giới hạn phơi âm (hay phơi nhiễm tiếng ồn) của người làm việc không được vượt mức và thời gian qui định, cụ thể với các khu vực như sau:

- Vùng A (zone A) – Phơi âm cực đại với trang bị bảo vệ thính giác: Không cho phép người làm việc ngay cả khi có trang bị bảo vệ thính giác, chịu phơi nhiễm tiếng ồn ở các mức vượt quá 120 dB(A) hoặc Leq(24) vượt quá 105 dB(A).
- Vùng B (zone B) –Phơi âm không thường xuyên: Chỉ nên cho phép phơi âm không thường xuyên và cần sử dụng bảo vệ thính giác nhằm giảm từ 25 đến 35 dB(A).
- Vùng C (zone C) - Phơi âm không thường xuyên: Chỉ nên cho phép phơi âm không thường xuyên và cần sử dụng bảo vệ thính giác nhằm giảm ít nhất 25 dB(A).
- Vùng D (zone D) – Phơi âm hàng ngày (thường xuyên): Nếu người làm việc thường xuyên làm việc (tiếp xúc hàng ngày) trong không gian có mức tiếng ồn trong khu vực này, cần sử dụng bảo vệ thính giác nhằm giảm ít nhất 25 dB(A) và cần đánh giá rủi ro cũng như cần xem xét một chương trình bảo vệ thính giác cho người làm việc.
- Vùng E (zone E) - Phơi âm cực đại mà không cần trang bị bảo vệ thính giác:  Đối với phơi âm dưới 8 giờ, người làm việc khi không được bảo vệ thính giác thì không nên tiếp xúc với mức tiếng ồn vượt quá 85 dB(A). Khi người làm việc ở lại hơn 8 giờ trong không gian với một mức tiếng ồn cao thì giá trị Leq (24) không được vượt quá 80 dB(A). Do đó, trong ít nhất một phần ba mỗi 24 giờ, mỗi người làm việc chỉ nên ở môi trường có độ ồn dưới 75 dB(A).
                    

Contact: PGS.TS Lê Đình Tuân <tuan-ledinh@hcmut.edu.vn>

Determinants affecting car purchasing intention – A study of ASEAN Consumers

ASEAN NCAP Collaborative Holistic Research (ANCHOR)

Nguồn tài trợ: New Car Assessment Program for Southeast Asian Countries (ASEAN NCAP)

Mục tiêu:

   - Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe của người tiêu dùng;

   - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định mua xe của khách hàng;

   - Xác định mức độ ảnh hưởng của an toàn đến ý định mua xe của khách hàng;

   - Hỗ trợ các khuyến nghị cho nhà sản xuất và nhà phân phối để sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng hiệu quả hơn.

 

 

 

Contact: PGS. TS. Lý Hùng Anh <lyhunganh@hcmut.edu.vn> & ThS. Hàng Lê Cẩm Phương

 Injury of pedestrian in traffic accident with an automobile

Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài

Nguồn tài trợ: Toyota Motor Corporation (TOYOTA)

Mục tiêu: Đánh giá mức độ chấn thương đầu của người Việt Nam đi bộ trong tai nạn giao thông với xe ô tô. Ba loại xe ô tô phổ biến là đối tượng nghiên cứu là xe sedan, SUV và Pickup. Chỉ số chấn thương đầu và ứng xử của người đi bộ được nghiên cứu trong hai lần va chạm, lần va chạm người – xe và lần va chạm người – mặt đường.

Contact: PGS. TS. Lý Hùng Anh <lyhunganh@hcmut.edu.vn>