Thạc sĩ, Tiến sĩ

Khoa Kỹ thuật Giao thông hiện vận hành 2 chương trình đào tạo Thạc sĩ :

   - Ngành Cơ khí Động lực (8520116) (dành cho Kỹ thuật Ô-tô và Kỹ thuật Tàu thủy)
   - Ngành Kỹ thuật Hàng không  (8520120)

theo cả hai phương thức Ứng dụngNghiên cứu

Thạc Sĩ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Chương trình Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực (áp dụng cho các ngành Kỹ thuật Ô-Ôtô, Kỹ thuật Tàu thủy) cung cấp đào tạo với các mục tiêu chính sau:

   - Có kiến thức nâng cao và chuyên môn trong lĩnh vực máy động lực, ô-tô và phương tiện thủy;

   - Tính toán và thực nghiệm tính năng, động lực học và kết cấu các hệ thống trong máy động lực, ô-tô và phương tiện thủy;

   - Có khả năng tự nghiên cứu và thực hiện báo cáo khoa học chuyên nghiệp và công bố nghiên cứu khoa học.

   - Có khả năng học tập suốt đời.

CHUẨN ĐẦU RA CTĐT

Chương trình Thạc sĩ  ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực giúp người học:

   - Khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

   - Khả năng phân tích một vấn đề khoa học của kỹ thuật trong ô tô,  động cơ,  phương tiện thủy; nhận diện và xác định các yêu cầu và giải pháp phù hợp cho nó.

   - Khả năng nghiên cứu, thiết kế và đánh giá một phương pháp, một hệ thống, một quá trình, một thành phần, hoặc một chương trình để đáp ứng mục tiêu mong muốn.

   - Khả năng tự học và nghiên cứu độc lập, sáng tạo và học tập suốt đời. 

   - Sự hiểu biết về trách nhiệm và vấn đề nghề nghiệp, đạo đức, luật pháp, an ninh, và xã hội.

   - Khả năng giao tiếp hiệu quả với các giới thính giả khác nhau trên quan điểm tổng thể.

   - Khả năng phân tích được tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tác động cục bộ và toan cục của vấn đề nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức, và xã hội.

   - Nhận thức về sự cần thiết và khả năng phát triển nghề nghiệp liên tục và tích hợp liên ngành.

   - Khả năng sử dụng các kỹ năng và công cụ cần thiết trong việc nghiên cứu, thiết kế và đánh giá các vấn đề khoa học của kỹ thuật trong ô-tô,  động cơ, phương tiện thủy.

   - Khả năng ứng dụng các cơ sở toán học, cơ sở kỹ thuật và lý thuyết khoa học động cơ và ô-tô, tàu thủy trong việc nghiên cứu, thiết kế và đánh giá các hệ thống hoặc toàn bộ một động cơ hoặc toàn bộ một chiếc ô tô, phương tiện thủy.

   - Khả năng ứng dụng các phương pháp tính toán, thực nghiệm, thiết kế hiện đại trong thực tế.

Chương trình đào tạo, các khối kiến thức, số tín chỉ tương ứng…có thể xem tại đây:  http://pgs.hcmut.edu.vn/vi/thac-si/tra-cuu/ctdt

ĐỐI TƯỢNG TRUYỂN SINH

    Ngành đúng

Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy các ngành sau được xem là ngành đúng hay phù hợp với ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực :

    - Kỹ thuật Cơ khí Động lực (7520166)

    - Kỹ thuật Ô-tô (7520130)

    - Kỹ thuật Tàu thủy (7520122)  

Ngành gần

Thí sinh tốt nghiệp các đại học chính quy các ngành ở Bảng sau được xem là ngành gần với ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực:

STT

Mã ngành

Ngành đào tạo bậc ĐH

STT

Mã ngành

Ngành đào tạo bậc ĐH

7520101

Cơ kỹ thuật

15 

7520309

Kỹ thuật vật liệu

7520103

Kỹ thuật cơ khí

16 

7520310

Kỹ thuật vật liệu kim loại

7520114

Kỹ thuật cơ điện tử

16

7520320

Kỹ thuật môi trường

7520115

Kỹ thuật nhiệt

17 

7520401

Vật lý kỹ thuật

7520201

Kỹ thuật điện

18 

7520402

Kỹ thuật hạt nhân

7520117

Kỹ thuật công nghiệp

19

7529001

Kỹ thuật biển

7520118

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

20

7520604

Kỹ thuật dầu khí

7520120

Kỹ thuật hàng không

21

7510205

Công nghệ kỹ thuật ô tô

7520121

Kỹ thuật không gian

22

7510207

Công nghệ kỹ thuật tàu thủy

10 

7520204

Kỹ thuật ra đa – dẫn đường

23

7510201

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

11 

7520205

Kỹ thuật thủy âm

24

7510202

Công nghệ chế tạo máy

12 

7520206

Kỹ thuật biển

25

7510203

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

13 

7520207

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

26

7510206

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

14 

7520216

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

_ _ _

 

Thạc Sĩ KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG

Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không cung cấp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho nhu cầu phát triển ở trong nước về lĩnh vực kỹ thuật hàng không – không gian, cũng như cho nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp có liên hệ gần với chuyên ngành đào tạo kỹ thuật hàng không. Các mục tiêu cụ thể của Chương trình:

   - Trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật hàng không – không gian hướng đến nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hàng không trong nước, khai thác vận hành, tổ chức hệ thống giao thông đường hàng không và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan.

   - Cung cấp kiến thức nâng cao về chuyên ngành hàng không-không gian: khí động lực học, động lực học và điều khiển máy bay, kết cấu vật liệu hàng không, hệ thống lực đẩy trên máy bay, quản lý khai thác máy bay và tổ chức hệ thống giao thông đường hàng không.

   - Có kiến thức về công nghệ thông tin, sử dụng được các phần mềm chuyên ngành trong tính toán, thiết kế các vấn đề kỹ thuật hàng không và lĩnh vực kỹ thuật liên quan; phần mềm quản lý quy trình vận hành hệ thống kỹ thuật.

   - Nâng cao suy nghĩ tầm hệ thống, kỹ năng và thái độ cá nhân, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

   - Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

   - Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội, cũng như trong bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh.

CHUẨN ĐẦU RA CTĐT

Chương trình Thạc sĩ  ngành Kỹ thuật Hàng không giúp người học:

   - Áp dụng kiến thức cơ bản, kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi và nâng cao trong giải quyết vấn đề kỹ thuật.

   - Khả năng lập luận kỹ thuật, thử nghiệm và khám phá tri thức.

   - Khả năng suy nghĩ tầm hệ thống để đáp ứng các nhu cầu mong muốn về kỹ thuật với các ràng buộc về kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn.

   - Khả năng thực hiện thành công chức năng của một thành viên trong nhóm để giải quyết vần đề kỹ thuật đa lĩnh vực.

   - Khả năng nhận biết và thực hiện các trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp.

   - Khả năng giao tiếp hiệu quả: viết báo cáo, trình bày, diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh.

   - Khả năng tư duy sáng tạo, áp dụng kiến thức để đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội, trong bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh.

   - Khả năng nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời.

   - Khả năng sử dụng các phương pháp, công cụ, kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật (khả năng sử dụng các thiết bị đo, các phần mềm tính toán, mô phỏng kỹ thuật, ngôn ngữ lập trình để phục vụ vần đề kỹ thuật)

Chương trình đào tạo, các khối kiến thức, số tín chỉ tương ứng…có thể xem tại đây:  http://pgs.hcmut.edu.vn/vi/thac-si/tra-cuu/ctdt

ĐỐI TƯỢNG TRUYỂN SINH

Ngành đúng

Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy các ngành sau được xem là ngành đúng hay phù hợp với ngành Kỹ thuật Hàng không :

   - Kỹ thuật Hàng không (7520120)

   - Kỹ thuật Hàng không (7520121)

Ngành gần

Thí sinh tốt nghiệp các đại học chính quy các ngành ở Bảng sau được xem là ngành gần với ngành Kỹ thuật Hàng không: 

STT

Mã ngành

Ngành đào tạo bậc ĐH

STT

Mã ngành

Ngành đào tạo bậc ĐH

1

7520101

Cơ kỹ thuật

19 

7580201

Kỹ thuật xây dựng

7520103

Kỹ thuật cơ khí

20 

7580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

7520114

Kỹ thuật cơ điện tử

21

7580203

Kỹ thuật xây dựng công trình biển

7520115

Kỹ thuật nhiệt

22 

7580205

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

7520116

Kỹ thuật cơ khí động lực

23 

7580210

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

7520117

Kỹ thuật công nghiệp

24

7580211

Địa kỹ thuật xây dựng

7520118

Kỹ thuật hệ thống CN

25

7580212

Kỹ thuật tài nguyên nước

7520130

Kỹ thuật ô tô

26

7580213

Kỹ thuật cấp thoát nước

7520122

Kỹ thuật Tàu thủy

 

75102

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

 

75202

Kỹ thuật điện, điện tử & v. thông

27

7510201

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

10 

7520201

Kỹ thuật điện

28

7510202

Công nghệ chế tạo máy

11 

7520204

Kỹ thuật ra đa-dẫn đường

29

7510203

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

12 

7520205

Kỹ thuật thuỷ âm

30

7510205

Công nghệ kỹ thuật ô tô

13 

7520207

Kỹ thuật điện tử-viễn thông

31

7510206

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

14 

7520212

Kỹ thuật y sinh

32

7510207

Công nghệ kỹ thuật tàu thủy

15

7520216

Kỹ thuật ĐK & TĐH

33

7510211

Bảo dưỡng công nghiệp

 

75204

Vật lý kỹ thuật

 

75103

CN kỹ thuật điện, điện tử & v. thông

16

7520401

Vật lý kỹ thuật

34

7510301

CN kỹ thuật điện, điện tử

17

7520402

Kỹ thuật hạt nhân

35

7510302

CN kỹ thuật điện tử-viễn thông

18

7529001

Kỹ thuật biển

36

7510303

CN kỹ thuật điều khiển & tự động hóa

  Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực

1. Điều kiện văn bằng

   - Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp hoặc ngành gần với ngành đăng ký dự tuyển hoặc có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển.

   - Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

   - Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:

   a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

   b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

   c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

   d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại bảng tham chiếu bên dưới) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

2. Bài luận về hướng nghiên cứu

Trình bày về hướng nghiên cứu hoặc chủ đề nghiên cứu: tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan; lý do tại sao chọn hướng nghiên cứu; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu. Bài luận được trình bày tối đa 10 trang trên khổ A4.

Mẫu bài luận download tại đây

3. Cán bộ hướng dẫn

   - Được tối thiểu 01 giảng viên của Trường ĐHBK đồng ý nhận hướng dẫn.

  - Người hướng dẫn độc lập có chức danh phó giáo sư trở lên hay học vị tiến sĩ khoa học hoặc hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn.

     Danh sách cán bộ khoa học và hướng nghiên cứu được công bố tại website:

     http://www.pgs.hcmut.edu.vn/gioi-thieu/doi-ngu-dao-tao

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ hoặc xem thông báo tại địa chỉ:

Phòng Đào tạo SĐH (P.115, nhà B3) - Trường Đại học Bách Khoa

 268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q.10, Tp. HCM

hoặc  Website: http://www.pgs.hcmut.edu.vn