Khoa Kỹ thuật Giao thông vừa là đơn vị đảm nhiệm giảng dạy vừa là đơn vị nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa- Đại học Quốc Gia Tp.HCM.
Các thách thức lớn cho các ngành kỹ thuật trên thế giới
Trong suốt lịch sử phát triển của con người, kỹ thuật phương tiện đã và đang trở thành nhân tố chính thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Chúng ta chứng kiến sự phát triển như vũ bảo của các phương tiện giao thông vận tải, từ ô-tô, tàu thủy, máy bay đến các biến thể đa dạng của chúng…Dựa trên các nguyên lý cơ bản về khoa học, kỹ thuật tạo ra các sản phẩm như thế ngày càng tiến bộ, tích hợp ngày cành nhiều ngành kỹ thuật vào bên trong chúng: kỹ thuật điện tử tích hợp, vật liệu mới, trí thông minh nhân tạo (AI) trong hệ thống điều khiển, chẩn đoán hỏng hóc tự động, các kỹ thuật thiết kế dựa trên mô phỏng số…Chúng còn được nâng cấp hơn nhiều do các tiêu chuẩn ngày càng cao như khả năng tự vận hành, mức tiêu hao năng lượng, tỉ lệ phát thải, giảm tiếng ồn…Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một mặt làm biến mất một số ngành nghề lại sinh ra nhiều ngành nghề mới, kỹ thuật mới, sản phẩm mới theo các quan điểm hoàn toàn khác trước đây dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Các khái niệm hay chính xác hơn là các phát minh về phương tiện tự động lái, tự kiểm soát, nông nghiệp chính xác, internet vạn vật (IoT), in 3D, phát minh về việc chuyển giao tiếp và tương tác của con người…đang chỉ ra là thế giới phát triển nhanh dường nào. Chúng lại càng chứng tỏ các sáng chế đơn lẽ của riêng từng ngành lại càng ít đi như thời kỳ đầu của thời kỳ hiện đại.
Quan tâm của các ngành Kỹ thuật Ô-tô, Kỹ thuật Hàng không, Kỹ thuật Tàu thủy
- Tính đa lãnh vực đòi hỏi trong sự phát triển của các công nghệ, kỹ thuật liên quan trong phát triển phương tiện;
- Đổi mới phương pháp tiếp cận kỹ thuật, công nghệ trong nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phát triển phương tiện, kiểm soát khí thải & đảm bảo an toàn phương tiện;
- Chương trình đào tạo cập nhật và hiện đại;
- Mô hình quản lý và khai thác kết quả nghiên cứu khoa học;
- Nâng cao và quản lý chất lượng đào tạo.
Khoa Kỹ thuật Giao thông
Khoa Kỹ thuật Giao thông được thành lập ngày 15/6/2000 từ việc hợp nhất 3 bộ môn: Bộ môn Kỹ thuật Ôtô - Máy động lực (thành lập 1976), Bộ môn Kỹ thuật Tàu thủy (thành lập 1990), Bộ môn Kỹ thuật Hàng không (thành lập 1996), .
Dù chỉ mới thành lập từ ngay đầu thế kỹ XX nhưng 2/3 thành viên của Khoa đã có khởi nguồn từ rất sớm, trong những năm đầu hình thành một trong các cơ sở đào tạo nhân lực kỹ thuật quy mô nhất cả nước. Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972), Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức (1973) và sau ngày thống nhất đất nước là Đại học Bách Khoa Tp.HCM (1976) đã trở thành cái nôi của Khoa Kỹ thuật Giao thông – ĐHBKTp.HCM.
Với một lịch sử phát triển năng động, sáng tạo từ 2000, Khoa Kỹ thuật Giao thông là cơ sở khoa học xuất sắc trong đào tạo, NCKH & CGCN về kỹ thuật ôtô, kỹ thuật hàng không, kỹ thuật tàu thủy tại Việt Nam và xa hơn thế nữa. Tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố có nền kinh tế lớn nhất cả nước, Khoa Kỹ thuật Giao thông tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho sự tiến bộ trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật phương tiện giao thông. Khoa cũng là cơ sở đào tạo uy tín cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam. Sinh viên được đào tạo với kiến thức khoa học phong phú và trình độ và kỹ năng chuyên môn cao, thái độ tốt và chuyên nghiệp. Khoa cũng có môi trường học tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chuyên nghiệp, được hỗ trợ tích cực bởi các dịch vụ và cơ sở vật chất hiện đại và cập nhật cho giảng viên, sinh viên, đối tác công nghiệp.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
|
BAN CHỦ NHIỆM KHOA
TS. TRẦN HỮU NHÂN TRƯỞNG KHOA Phụ trách về quy hoạch & định hướng phát triển, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, khen thưởng |
PGS.TS. LÊ TẤT HIỂN PHÓ TRƯỞNG KHOA Phụ trách về Khoa học & Công nghệ, Quan hệ đối ngoại |
TS. NGUYỄN S. THANH THẢO PHÓ TRƯỞNG KHOA Phụ trách về Đào tạo, Chương trình CLC & PFIEV, Công tác SV, Đảm bảo chất lượng & Hệ thống ISO |
LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ