TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
· Ngành Kỹ thuật Ô-tô
Tuyển sinh đại học Kỹ thuật Ô-tô
· Ngành Kỹ thuật Hàng không
Tuyển sinh đại học Kỹ thuật Hàng không
· Ngành Kỹ thuật Tàu thủy
Tuyển sinh đại học Kỹ thuật Tàu thủy
Thông tin thêm về Kỹ sư Kỹ thuật Tàu thủy
Kỹ sư kỹ thuật tàu thủy đảm trách từ việc thiết kế đến đóng mới và bảo trì các loại tàu khi đưa chúng vào hoạt động. Họ làm việc với tất cả các loại tàu, chẳng hạn như thuyền buồm, du thuyền, tàu chở khách, tàu chở hàng, tàu chở dầu đến các loại tàu đặc biệt như tàu ngầm, tàu thám hiểm…Các kỹ sư tàu thủy chuyên về cơ khí (marine engineer) lại đảm trách với các hệ thống cơ khí chuyên biệt của con tàu, như hệ thống lái, hệ thống đẩy gồm động cơ – hệ trục – chân vịt...Các kỹ sư tàu thủy chuyên về thiết kế (Naval architect) thì đảm nhiệm việc thiết kế chung, đảm bảo rằng hình dạng con tàu hoạt động đủ ổn định và bền, ít sức cản nhất có thể...
Hỏi đáp Tuyển sinh - Một số câu hỏi xoay quanh ngành Kỹ thuật Tàu thủy
1. Giới thiều về ngành Tàu thủy? Học ngành này sau khi ra trường, sinh viên có thể làm các công việc gì?
- Tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM (HCMUT), ngành Kỹ thuật Tàu thủy là ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực tính toán – thiết kế - thi công đóng mới phương tiện thủy và công nghiệp phụ trợ.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực tính toán, tư vấn thiết kế, phân tích kết cấu phương tiện thủy và các công trình nổi. Ngoài ra, người học còn có thể làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan như dầu khí, dàn khoan ngoài khơi, dịch vụ giao thông vận tải thủy và logistics.
2. Các trường đại học nào tại Việt Nam đang đào tạo ngành Tàu thủy?
- Trường Đại học Bách Khoa - Đại học quốc gia TP.HCM
- Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Đại học Hàng Hải, Hải Phòng
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
3. Các tổ hợp môn tuyển sinh vào ngành này?
Phương thức kết hợp:
- Điểm thi Đánh giá năng lực
- Điểm tốt nghiệp THPT (theo tổ hợp đăng ký)
- Điểm học tập THPT (theo tổ hợp đăng ký 3 năm 10, 11 và 12)
- Văn thể mỹ, hoạt động xã hội, năng lực khác (nếu có)
- Điểm khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên (nếu có)
4. Các tố chất cần thiết để có thể học và làm việc được trong ngành Kỹ thuật Tàu thủy? Nữ giới có nên học ngành này hay không?
- Để học tập và làm việc hiệu quả trong ngành tàu thủy, người học trước hết cần có niềm đam mê đối với kỹ thuật, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp liên quan đến phương tiện thủy và ngành phụ trợ. Ngoài ra, người học cần có tốt chất tự học tập và nghiên cứu trau dồi kiến thức suốt đời.
- Đối với nữ giới: ngành tàu thủy có thể nói là một lĩnh vực “liên ngành”, một doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông thủy thường có rất nhiều bộ phận. trong đó có nhiều bộ phận đặc biệt phù hợp cho nữ giới như quản lý dự án, lập dự toán, quản lý sản xuất…
5. Nhu cầu nhân lực của ngành này hiện nay ở nước ta và trên thế giới? (nếu có bổ sung số liệu thực tế)
- Thực tế cho thấy, với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực từ tư vấn – thiết kế, phân tích kết cấu tàu thủy và công trình nổi, các sinh viên tốt nghiệp ngành này tại Bách Khoa hầu như đều có việc làm ngay sau khi ra trường.
- Ngoài ra, có nhiều cựu sinh viên hiện đang sinh sống và làm việc/ học tập trong ngành đóng tàu tại nước ngoài (Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy…), đây đều là các quốc gia có nền khoa học và kỹ thuật rất tiến tiến trong mảng phương tiện thủy và công trình nổi.)
Theo số liệu thống kê mức lương trung bình của kỹ sư tàu thủy như sau:
- Tại Vịêt Nam, mức lương trung bình của kỹ sư tàu thủy mới ra trường là: 8-12 triệu đồng / tháng (https://luong.com.vn/chuc-nghiep/)
- Tại Hàn Quốc, 35 KRW tương đương 700.000 VND/giờ (https://www.salaryexpert.com/salary/job/marine-engineer/)
- Tại Mỹ, trung bình mức lương của kỹ sư tàu thủy là 44$ (tương đương ~1.000.000 VND)/ giờ (https://www.bls.gov/ooh/architecture-and-engineering/marine-engineers-and-naval-architects.htm)
6. Giới thiệu một số môn học đặc trưng của chuyên ngành Tàu thủy?
Tại ĐH Bách Khoa, ngành Kỹ thuật Tàu thủy cấu trúc chương trình đào tạo khá bao quát, nhằm trang bị cho kỹ sư những kiến thức nền tảng vững chắc nhất trong ngành tàu thủy. Các nhóm môn học phân bổ từ lý thuyết tính toán – thiết kế cơ bản đến thiết kế thi công, bao gồm:
- Lý thuyết thủy tĩnh; thủy động;
- Thiết kế phân tích kết cấu phương tiện thủy;
- Thiết kế hệ thống động lực phương tiện thủy;
7. Những khó khăn khi học và vất vả khi làm việc trong ngành này?
- Sinh viên ngành tàu thủy tại Bách Khoa sẽ được trang bị nhiều kiến thức nền tảng trong ngành đóng tàu. Do đó, ở 1-2 năm đầu là thời gian học những môn học đại cương và cơ sở ngành, do lượng kiến thức lý thuyết nhiều và chưa được thực hành nhiều ở giai đoạn này dẫn đến động lực học tập chưa được khơi gợi và định hướng rõ ràng.
- Môi trường làm việc ngành tàu thủy thường chia thành 2 kiểu chính: tính toán thiết kế, và giám sát thi công ở công trường. Công việc tính toán, thiết kế tàu thường phức tạp và căng thẳng; công việc giám sát thi công khá vất vả vì phương tiện thủy là một công trình nhà máy, do đó kỹ sư thường phải di chuyển và làm việc nhiều trong công trường lớn.
8. Sinh viên học ngành Tàu thủy khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu? Các công ty nào?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp tàu thủy ở đại học Bách Khoa đã được trau đồi kiến thức nền tảng vững chắc, kỹ năng học tập suốt đời và tư duy phản biện. Do đó có cơ hội làm việc rộng mở, các tân kỹ sư không những có thể thích nghi nhanh trong các doanh nghiệp tư vấn – thiết kế, thi công đóng tàu thủy chuyên nghiệp (như Vard Vũng Tàu, SSIC…) mà còn có thể làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan như dầu khí, thiết kế và giám sát thi công hệ thống đường ống….
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đóng tàu tại Việt Nam:
Vard Vũng Tàu: https://www.vard.com/location/vietnam/vard-vung-tau
SSIC: http://www.ssic.com.vn/
SEAS (PIRIOU): http://www.seas.vn/product/97-products.html
RAINBOWTECH : https://rainbowtech.com.vn/dich-vu/
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đóng tàu tại nước ngoài:
Vard tại Na Uy: https://www.vard.com/
DAMEN (Hà Lan): https://www.damen.com/
9. Nhà trường có sự kết nối với doanh nghiệp như thế nào trong việc đào tạo, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường?
- Nhà trường thường phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan để tổ chức hội chợ việc làm.
- Ngoài ra, nhà trường cũng xây dựng hệ sinh thái, mối liên kết với các cựu sinh viên đang thành công ở ngoài doanh nghiệp, tập đoàn, đó là cầu nối rất tốt để mở thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường.
10. Mức lương của những người làm việc trong ngành Tàu thủy? Cơ hội thăng tiến trong nghề? Cần học hỏi thêm như thế nào để phát triển nhanh trong nghề?
- Mức lương khởi điểm: 8 - 10 triệu (doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài)
- Mức thu nhập ổn định trong ngành tàu thủy: trên 15 triệu. Có nhiều cơ hội trong mảng liên quan đến phương tiện thủy về thăng tiến lên các vị trí chuyên gia (trưởng, phó phòng kỹ thuật, trưởng, phó giám đốc), kinh doanh (phát triển sản phẩm, R&D).
- Cơ hội thăng tiến trong nghề được trau dồi trên nền tảng kiến thức được đào tạo chuyên ngành tàu thủy. Do vậy, sinh viên cần bổ sung kỹ năng nghiên cứu thông qua dự án khoa học, các khóa huấn luyện thực tập tại doanh nghiệp đóng tàu, cơ sở thiết kế phương tiện thủy và chuyên môn ngoại ngữ.
· Ngành Kỹ thuật Cơ khí (Hàng không) / Chương trình đào tạo Kỹ sư Việt Pháp Kỹ thuật Hàng không
Tuyển sinh Chương trình đào tạo Kỹ sư Việt Pháp Kỹ thuật Hàng không
TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
· Ngành Kỹ thuật Ô-tô
Tuyển sinh Chương trình Đào tạo CLC Kỹ thuật Ô-tô
· Ngành Kỹ thuật Hàng không
Tuyển sinh Chương trình Đào tạo CLC Kỹ thuật Hàng không
TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
· Ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực (dành cho Kỹ thuật Ô-tô & Kỹ thuật Tàu thủy)
· Ngành Kỹ thuật Hàng không
- Văn bằng chính quy: Thạc sĩ, Tiến sĩ.
- Hình thức tuyển sinh:
· Thạc sĩ: Tuyển thẳng, Xét tuyển, Xét tuyển kết hợp thi tuyển, Thi tuyển.
· Tiến sĩ: Xét tuyển.
· Dự bị Tiến sĩ: Xét hồ sơ.
Thông tin tuyển sinh Thạc sĩ
Thông tin tuyển sinh Tiến sĩ
Thông tin tuyển sinh Dự bị Tiến sĩ
HỌC PHÍ
Quy định về mức thu học phí
_________________________________________________Thông tin liên hệKHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG Nhà C5, 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam Tél: +84-028-3864 7257 (Ext. 5659) Fax +84-028-3865 3823 Email: fte@hcmut.edu.vn |
|